-
29/10/2020Quảng Nam: Sạt lở đất làm 53 người mất tích
Bệnh nhân Nguyễn Đình Th. (38 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Bệnh nhân nhập viện cách đây 5 ngày, trong tình trạng sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt, tiểu buốt. Bệnh nhân thứ 2 là một sản phụ 32 tuổi, mang thai tháng thứ 6, quê ở Hà Nội. Sản phụ này từng đi lao động tại Angola được 8 năm và đã từng bị sốt rét vào năm 2021, đợt này mới trở về từ Angola được 1 tuần.
Bệnh nhân này khi vào viện cũng trong tình trạng sốt cao, rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối. Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều. Chị đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét. Do có thai và kèm bệnh lí hạ tiểu cầu cần theo dõi nên nữ bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, nơi có nhiều chuyên khoa cùng phối hợp để có thể theo dõi và điều trị.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt rét “nhập khẩu” từ châu Phi
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi nhận nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu””. Bác sĩ khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có kí sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng. Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi nhận nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu””.