-
29/10/2020Quảng Nam: Sạt lở đất làm 53 người mất tích
Trong cuộc chơi toàn cầu hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hiểu rằng, không chuyển đổi số đồng nghĩa với tụt hậu. Song, bắt đầu chuyển đổi từ đâu là câu hỏi không phải doanh nghiệp nào cũng trả lời được.
Trong 1 gần một năm dài bị dịch bệnh Covid-19 hoành hành, số doanh nghiệp (DN) phá sản lên đến hàng chục ngàn DN. Nhưng cũng chính trong khó khăn, nhiều thương nhân lại khởi nghiệp thành công từ việc áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh.
Từ nguy cơ bị “sập nguồn” vì đại dịch Covid-19, do giãn cách xã hội, ông Nguyễn Hoàng Dũng, giám đốc một DN chuyên sản xuất đồ gia dụng cho biết, đã nhanh chóng chuyển hình thức kinh doanh truyền thống sang giao dịch, thanh toán online. Tất cả các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới, cũng như ký các hợp đồng, trong gần một năm vừa qua đều được làm qua hình thức trực tuyến.
“Đang trong lúc “nước sôi lửa bỏng” nhiều khách hàng gần như không muốn giao dịch vì dịch bệnh, thậm chí chấm dứt hợp đồng giữa chừng, song với việc chuyển qua kênh online, mọi thủ tục từ ký kết đến thanh toán hợp đồng đều được chúng tôi “số hóa”, chính bởi vậy, doanh thu không bị sụt giảm, công nhân vẫn không bị giảm lương” – ông Dũng cho biết.
Có thể thấy, nhiều DN nhỏ và vừa đã nhìn thấy ngay những bước đi cần phải mạnh dạn để chuyển đổi bởi đó là xu thế không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng nhìn thấy và dũng cảm thay đổi. Mặc dù phần lớn các DN đều ý thức được rất rõ về xu hướng tất yếu của việc chuyển đổi số, song để bắt đầu như thế nào, không phải DN nào cũng thực hiện được.
Trao đổi về câu chuyện chuyển đổi số của DN, ông Ngô Quốc Bảo, đại diện FPT Digital Retail cho rằng, bước chân vào nền kinh tế số, bản thân mỗi DN cần phải nhìn nhận lại đối tượng khách hàng là ai, nhu cầu tiêu dùng thế nào, khách hàng hướng đến kênh mua hàng nào… để có thể có những bước đi chắc chắn. Bên cạnh đó, yêu cầu phải nâng cao nguồn nhân lực để đáp ứng với những yêu cầu mới mà nền kinh tế số đặt ra.
Theo ông Bảo, nhiều DN thường có quan điểm, muốn chuyển đổi số, vấn đề đầu tiên phải là tiền, nhưng không hoàn toàn như vậy. Không cần phải đầu tư quá lớn, việc chuyển đổi số có thể bắt đầu từ một website bán hàng, kênh chăm sóc khách hàng đơn giản, không nhất thiết phải bỏ quá nhiều vốn.
Nhiều DN khi khởi nghiệp cũng cho rằng, mỗi ngành có đặc thù khác nhau, việc thử nghiệm với một khoản kinh phí nhỏ vừa có lợi cho DN, vì có thể điều chỉnh nếu không thành công, lúc đó thiệt hại cũng không nhiều. Ngược lại, nếu thành công, một khoản vốn nhỏ cũng có thể làm nên một cơ ngơi lớn.
Theo dự báo, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỷ USD trong 2 năm tới. Các DN nhỏ và vừa cần phải nhìn nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có những bước chuyển đổi phù hợp với bối cảnh hiện nay. Nhất là khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó có EVFTA đã được thực thi từ đầu tháng 8/2020.
Tuy nhiên, để thích nghi với các Hiệp định này, việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu rất rõ rằng, các DN châu Âu đã đi trước Việt Nam 10 – 15 năm về công nghệ số. Đối với họ, toàn bộ giao dịch, hợp đồng, thanh toán, hóa đơn, hậu mãi… đều trên không gian số. Chính bởi vậy, để tiếp cận và tận dụng được những lợi thế mà Hiệp định này mang lại, bản thân mỗi DN Việt trước hết phải chủ động số hóa, làm quen với các giao dịch online từ những yếu tố nhỏ nhất.
Theo dự báo, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỷ USD trong 2 năm tới. Các DN nhỏ và vừa cần phải nhìn nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có những bước chuyển đổi phù hợp với bối cảnh hiện nay. Nhất là khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó có EVFTA đã được thực thi từ đầu tháng 8/2020.