-
29/10/2020Quảng Nam: Sạt lở đất làm 53 người mất tích
Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 17/2 đến 16h ngày 18/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 42.439 ca nhiễm mới; trong đó 12 ca nhập cảnh và 42.427 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.237 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 31.028 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, Hà Nội (4.549), Vĩnh Phúc (2.158), Quảng Ninh (2.018), Phú Thọ (1.789), Nam Định (1.678), Thái Nguyên (1.652), Hòa Bình (1.567), Bắc Ninh (1.556), Ninh Bình (1.540), Hải Phòng (1.504), Bắc Giang (1.443), Nghệ An (1.339), Lào Cai (1.310), Hải Dương (1.302), Lạng Sơn (1.175), Bình Định (1.109), Thái Bình (910), Sơn La (889), Tuyên Quang (888), Thanh Hóa (885), Yên Bái (875), Đà Nẵng (732), Hưng Yên (719), TP. Hồ Chí Minh (715), Hà Tĩnh (621), Quảng Nam (607), Đắk Lắk (600), Quảng Bình (575), Khánh Hòa (525), Quảng Trị (458), Phú Yên (441), Lâm Đồng (365), Cao Bằng (357), Gia Lai (330), Bà Rịa – Vũng Tàu (292), Bình Dương (289), Bình Phước (273), Thừa Thiên Huế (262), Điện Biên (252), Lai Châu (231), Hà Nam (209), Đắk Nông (189), Quảng Ngãi (179), Kon Tum (146), Cà Mau (131), Hà Giang (111), Bình Thuận (97), Đồng Nai (91), Kiên Giang (89), Bến Tre (67), Bắc Kạn (53), Bạc Liêu (52), Đồng Tháp (38), Trà Vinh (35), Tây Ninh (34), Cần Thơ (27), Vĩnh Long (24), Long An (18), Hậu Giang (15), Ninh Thuận (14), An Giang (13), Sóc Trăng (13), Tiền Giang (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (-826), Quảng Ninh (-459), Bắc Kạn (-129).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Ninh Bình (+1.540), Vĩnh Phúc (+796), Lạng Sơn (+750).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 32.601 ca/ngày.
200 ca mắc biến thể Omicron
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.685.463 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.191 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.678.241 ca, trong đó có 2.258.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (518.295), Bình Dương (293.645), Hà Nội (188.373), Đồng Nai (100.410), Tây Ninh (88.938).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.215 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.261.180 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.956 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.213 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 359 ca; Thở máy không xâm lấn: 80 ca; Thở máy xâm lấn: 290 ca; ECMO: 14 ca.
Cả nước thêm 80 ca tử vong, Hà Nội có 12 ca
Từ 17h30 ngày 17/2 đến 17h30 ngày 18/02 ghi nhận 80 ca tử vong; trong đó, tại TP.HCM (5), Hà Nội (12), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (7 ca trong 02 ngày), Quảng Ngãi (5), Bình Định (4), Quảng Nam (4), Nghệ An (3), Bạc Liêu (2), Bình Thuận (2), Hải Phòng (2), Lạng Sơn (2), Long An (2), Nam Định (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), Thái Nguyên (2), An Giang (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Ninh Bình (1), Ninh Thuận (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1), Thừa Thiên Huế (1), Trà Vinh (1).
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 82 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 32.955.061 mẫu tương đương 78.259.191 lượt người, tăng 55.518 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 17/2 có 1.867.419 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 190.215.794 liều.
163 trẻ ở TP.HCM trở thành F0 khi quay lại trường học
Tại cuộc họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, từ ngày 1/1 đến nay, TP ghi nhận 166 ca Covid-19 nhiễm Omicron (155 ca nhập cảnh và 11 ca được phát hiện trong cộng đồng).
Sở Y tế đang phối hợp với các sở, ngành để tăng cường giám sát, mở lại các đường bay và giám sát cả ở nhập cảnh và trong cộng đồng.
Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay, trong 5 ca Covid-19 nhiễm Omciron trong cộng đồng được ghi nhận gần đây, TP.HCM đã xác định 19 F1. Trong đó, 3 trường hợp dương tính. Một ca trong số này được xác định nhiễm Omicron. Đây là ca Omicron trong cộng đồng thứ 11 được ghi nhận tại địa phương này.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, tính đến 18h ngày 16/2, TP.HCM có 518.052 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, bao gồm 517.138 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 914 trường hợp nhập cảnh.
Cũng tại cuộc họp báo định kỳ, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM Trịnh Duy Trọng cho biết, tính đến nay có 66,33% trẻ mầm non, 95,99% học sinh tiểu học, 96,98% học sinh trung học cơ sở và 98,93% học sinh trung học phổ thông đến trường học trực tiếp.
Trong ba ngày đầu học sinh các khối đi học trực tiếp trở lại, số học sinh mắc Covid-19 được phát hiện tăng từng ngày.
Tính riêng ngày 14/2, ở tất cả các bậc học có 27 em bị mắc Covid-19; ngày 15/2 có 50 em; ngày 16/2 có 86 em. Những ca F0 khi xuất hiện đều được xử lý kịp thời với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ngành, địa phương liên quan.
Cập nhật từ các cơ sở giáo dục trên toàn địa bàn, tỷ lệ trẻ em và học sinh đến trường tiếp tục tăng trong những ngày qua. Các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động để đón trẻ và học sinh tới trường nên các trẻ em, học sinh dù lần đầu đến trường nhưng không bị bỡ ngỡ, rất phấn khởi và tương tác tốt với thầy cô và bạn bè.
Tỷ lệ F0 nặng ở Hà Nội tăng cao
Theo cập nhật của Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân nhập viện ở Hà Nội thì hơn 2.500 ca mức trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước), gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch (tăng gần 15%), trong đó 608 ca thở ô-xy (tăng 18%), 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%), số còn lại là bệnh nhân thở HFNC, lọc máu, ECMO…
F0 tăng cao tại Hà Nội khiến tỷ lệ nặng cũng tăng theo.Theo Sở Y tế Hà Nội, đến hết ngày 16/2, toàn Thành phố có 126.073 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, hơn 121.000 ca điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly.
Gần 97% F0 tại Hà Nội ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng. Hơn 3% còn lại (hơn 4.000 ca) phải nhập viện điều trị.
Trong số này hơn 3.700 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3); 345 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Thành phố cũng ghi nhận 872 ca tử vong do Covid-19 từ tháng 4/2021 đến nay, chiếm tỷ lệ 0,46% tổng số ca mắc. So với con số 1,5% của cả nước, đây là tỷ lệ thấp.
Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân chuyển tầng được hạn chế tối đa trong nhiều tuần qua. Nhiều ngày gần đây, dù Hà Nội ghi nhận 15 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày nhưng những trường hợp này chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vắc-xin Covid-19.
Phần lớn F0 ở Phú Thọ là điều trị tại nhà
Theo báo cáo của Sở Y tế Phú Thọ, trong 24 giờ qua, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 1.417 ca mắc Covid-19 mới.
Trong đó có 711 trường hợp từ F1 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa đã được quản lý; 706 trường hợp mắc mới trong cộng đồng; 2 trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền nặng.
Tỉnh hiện có 8.570 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có hơn 98% điều trị tại nhà.
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch một cách quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả.
Cụ thể, tỉnh tăng cường tổ chức xét nghiệm và hướng dẫn người dân tự xét nghiệm, đặc biệt với người có yếu tố dịch tễ, người có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và xử lý nghiêm các vi phạm quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, bến xe…; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa…
Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 năm 2022 do UBND tỉnh ban hành.
Trong đó, tập trung rà soát và tổ chức tiêm vét cho những người chưa được tiêm, nhất là những đối tượng từ chối tiêm chủng, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, phấn đấu tối thiểu 98% người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm đủ liều cơ bản ngay trong tháng 1/2022.
Đồng thời, tổ chức tiêm mũi vắc-xin tăng cường và mũi vắc-xin nhắc lại cho người dân từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhóm người cao tuổi, người bệnh nền, phấn đấu tối thiểu đạt 99% trong quý I; rà soát, sẵn sàng phương án tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi theo hướng dẫn và tiến độ quy định của Bộ Y tế.