-
29/10/2020Quảng Nam: Sạt lở đất làm 53 người mất tích
Trong hai ngày 8, 9/12, Hội thi Thợ giỏi ngành Xây dựng 2020 sẽ được tổ chức trực tiếp tại các công trường xây dựng thực tế ở Hà Nội. Thông qua Hội thi nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của người thợ đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.
Tôn vinh “bàn tay vàng” người thợ
Thông tin về cuộc thi, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết: Ngành Xây dựng đang hội nhập với quốc tế. Công nghệ mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới đòi hỏi lao động ngành Xây dựng nói chung, thợ nghề nói riêng phải có kỹ năng mới, với chất lượng chuyên môn tốt hơn.
Thông qua cuộc thi, chúng tôi muốn tôn vinh giá trị bàn tay vàng của người thợ Xây dựng Việt Nam.
“Nếu trước kia, xây dựng công trình dân dụng 9- 10 tầng đã là đặc biệt thì nay chúng ta đã làm chủ công nghệ xây dựng công trình 40 – 50 tầng. Thông qua cuộc thi, chúng tôi muốn tôn vinh giá trị bàn tay vàng của người thợ Xây dựng Việt Nam. Không ai khác, chính những người thợ xây dựng là tác giả tạo dựng nên các công trình hiện đại lớn nhỏ trong cả nước”, ông Hiệp cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Hội thi cũng sẽ góp phần vào việc định vị lại vai trò của thợ xây dựng. Thực tế lâu nay, bên cạnh đội ngũ thợ chuyên nghiệp vẫn tồn tại một lực lượng thợ vốn là người nông dân, đầu quân làm lao động thời vụ cho các công ty xây dựng những lúc nông nhàn.
Nhưng sự phát triển của thị trường xây dựng hiện đại ngày càng đòi hỏi nhà thầu phải có lực lượng thợ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản trong nhà trường. Đồng thời được tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn, rèn giũa về kỷ luật nghiệp vụ và được cung cấp các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động… trong công trường.
So tài với 7 nghề xương sống
Tham gia Hội thi, các thí sinh sẽ so tài ở 7 môn thi gồm xây trát, ốp lát, nhôm kính, hàn, thi công điện, nước, lắp đặt cốt thép. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, 7 nghề được chọn tổ chức thi là 7 nghề xương sống của ngành Xây dựng dân dụng.
Nâng cao kỹ năng chuyên môn, rèn giũa về kỷ luật nghiệp vụ và được cung cấp các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động… trong công trường.
Địa điểm tổ chức thi chính là các công trường xây dựng thực tế, tại Hà Nội, gồm: Matrix One, đường Lê Quang Đạo; HD Moon – số 8 đường Lê Đức Thọ và The Nine, số 9 đường Phạm Văn Đồng.
Đối tượng dự thi là những người thợ có độ tuổi từ 20 – 60 tuổi, thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hội, hoạt trong ngành xây dựng khu vực phía Bắc (điều kiện, phải có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên)
Đề bài dành cho các thí sinh chính các phần việc cụ thể mà người thợ phải thực hiện trên công trường xây dựng. Ban giám khảo dự kiến chú trọng đánh giá tay nghề của người thợ chứ không quá đề cao vai trò công nghệ, thiết bị hiện đại.
Mỗi môn thi sẽ có cơ cấu giải thưởng, gồm danh hiệu Bàn tay Vàng, Bàn tay Bạc, Bàn tay Đồng. Ban tổ chức cũng sẽ cấp Chứng nhận Thợ giỏi cho người tham gia có kết quả vượt qua ngưỡng điểm yêu cầu tối thiểu mà Hội đồng giám khảo đặt ra.
Hiện Hội thi đang thu hút sự quan tâm đông đảo của các người thợ chuyên nghiệp và các doanh nghiệp xây dựng. Thông qua Hội thi, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu và uy tín của mình trên thương trường, nhất là trong việc tập hợp được đội ngũ thợ tay nghề cao.
Ngoài các giải thưởng giá trị dành cho các danh hiệu thợ Bàn tay vàng, hay danh hiệu thợ giỏi, Ban tổ chức cũng dự kiến thông báo kết quả Hội thi sâu rộng đến các doanh nghiệp nhằm tác động, khuyến khích các doanh nghiệp sớm xem xét tăng lương cho thợ giỏi đoạt giải tại Hội thi.
Link gốc: https://baodansinh.vn/tho-xay-dung-dan-dung-so-tai-voi-7-nghe-xuong-song-tai-cong-truong-20201202062849507.htm