Năm 2021, tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:

 

Nữ
Nam
Tuổi nghỉ hưu
Năm sinh
Tuổi nghỉ hưu
Năm sinh
Trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường
55 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966
60 tuổi 3 tháng
Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961.
Trường hợp được về hưu sớm tối đa 5 tuổi (1)
50 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971.
55 tuổi 3 tháng
Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966
Trường hợp được về hưu sớm tối đa 10 tuổi (2)
45 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1976 đến tháng 8/1976.
50 tuổi 3 tháng
Từ tháng 01/1971 đến tháng 9/1971
Trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Được nghỉ hưu không phụ thuộc điều kiện về tuổi
Trong đó:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức được về hưu trước tuổi tối đa 05 tuổi khi:
– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Có một trong các điều kiện sau:
+ Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
+ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức được về hưu trước tuổi tối đa 10 tuổi khi:
– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, dự kiến từ năm 2021, được nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí theo một trong các trường hợp sau:
– Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Cụ thể năm 2021, từ đủ 50 tuổi 3 tháng đến đủ 53 tuổi 3 tháng đối với nam và từ đủ 45 tuổi 4 tháng đến đủ 48 tuổi 4 tháng đối với nữ) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (Cụ thể năm 2021 là từ đủ 55 tuổi 3 tháng đến 58 tuổi 3 tháng đối với nam và từ đủ 50 tuổi 4 tháng đến 53 tuổi 4 tháng đối với nữ) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
– Có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (cụ thể năm 2021 là trên 53 tuổi 3 tháng đến dưới 55 tuổi 3 tháng đối với nam và trên 48 tuổi 4 tháng đến dưới 50 tuổi 4 tháng đối với nữ) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
– Có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (cụ thể năm 2021 là trên 58 tuổi 3 tháng đến dưới 60 tuổi 3 tháng đối với nam và trên 54 tuổi 4 tháng đến dưới 55 tuổi 4 tháng đối với nữ) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Căn cứ pháp lý:
– Điều 54, 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Lao động 2019).
– Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
– Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.
http://molisa.gov.vn
Link bài viết: http://molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=224257